Cách phân biệt vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý ở trẻ

 Vàng da ở trẻ sơ sinh luôn là tình trạng khiến nhiều người mẹ lo lắng, nhất là những mẹ sinh con đầu lòng. Nếu tình trạng bé bị vàng da bệnh lý chắc chắn sẽ có thể gây biến chứng thậm chí là di chứng về sau. Vậy biểu hiện nào để xác nhận đâu là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý để can thiệp sớm nhất cho con trẻ. Dưới đây là những thông tin chuẩn y khoa để mẹ tham khảo nhanh chóng và chuẩn xác. Ở bé sơ sinh vừa ra đời, hầu hết đều gặp tình trạng này. Tuy nhiên để xác nhận chính xác là sinh lý đơn thuần hay bệnh lý vàng da phức tạp hơn thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy cùng Happy Party tìm hiểu nhé.

Vàng da ở trẻ sơ sinh: Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý - Khám chữa bệnh, phổ biến kiến thức y học - Cổng thông

Biểu hiện vàng da của trẻ sơ sinh

Vàng da biểu hiện không khó nhận biết đó chính là làn da của bé có màu ngả vàng. Theo giải thích của y khoa thì đây là hiện tượng xảy ra khi hồng cầu bị vỡ, quá trình chuyển hoá bilirubin của gan bé còn chưa hoàn thiện toàn diện như người trưởng thành.

Biểu hiện đầu tiên là xuất hiện màu vàng ở da và mắt bé. Màu vàng có thể bắt đầu trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi chào đời, bắt đầu từ mặt và lan dần xuống cơ thể. Tỉ lệ bilirubin thường đạt cao nhất từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Khi dùng một ngón tay thử ấn nhẹ vào da trẻ, thấy vùng da đó ngả màu vàng, thì có thể là dấu hiệu nhận diện rõ nhất của bệnh vàng da.

CẦN BIẾT] Mẹo chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Cách xác định trẻ vàng da sinh lý

Khi vàng da được xếp loại là sinh lý thì ở mức độ nhẹ và xuất hiện sau 24 giờ khi chào đời và giảm dần sau khoảng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng.

Thông thường ở những trẻ vàng da sinh lý thì khu vực thường bị ngả vàng như: mặt, cổ, ngực và bụng trên rốn. Trẻ sau khi được sinh ra sẽ sàng lọc các bệnh cơ bản, nếu không có các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, bỏ bú, lừ đừ, gan lách to thì có thể an tâm.

Chỉ số tăng Bilirubin/máu cao nhất là 5mg% trong 24 giờ, nồng độ này không vượt 12mg% ở bé đủ tháng và 14mg% đối với trẻ thiếu tháng.

Sự tích tụ của Bilirubin – chất này có màu vàng sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng ra. Lý do tình trạng vàng da sinh lý dễ gặp ở trẻ là vì các bé có lượng hồng cầu cao hơn và thường xuyên thay mới do bị phá vỡ. Nhưng điểm chính yếu là bộ phận gan chưa đủ trưởng thành để loại bỏ Bilirubin ra khỏi máu nên gây vàng da.

Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, lúc này lá gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý mức độ Bilirubin trong cơ thể nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không có tình trạng bệnh lý nguy hiểm nào

Các biến chứng khi trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị | Medlatec

Cách xác định trẻ vàng da bệnh lý

Không phải tình trạng vàng da nào cũng như nhau và trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh bị vàng da là do bệnh lý tiềm tàng. Thường thì ngay cả sắc độ màu của bé có bệnh cũng ngả vàng hơn. Không có dấu hiệu khỏi sau 1 tuần hoặc dài hơn là 2 tuần với trẻ sinh non.

Tình trạng vàng khắp cơ thể, toàn thân, lòng bàn tay và chân và cả kết mạc mắt. Kèm theo là những triệu chứng khác như: lừ đừ, thôi bú và co giật,… Khi thực hiện xét nghiệm Bilirubin cũng tăng cao hơn bình thường.

Nếu lơ là và nhầm lẫn tình trạng vàng da bệnh lý thành sinh lý sẽ gây biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin chuyển hoá gián tiếp thấp vào não gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc tệ hơn là tử vong.

Ngoài nguyên nhân là do Bilirubin gây ra thì có thể có những lý do khác như: bất đồng nhóm máu mẹ và con (ABO, Rh); bệnh xuất huyết dưới da, đi phân su chậm, bệnh lý tan máu (hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng, thiếu men G6PD); bệnh lý gan mật (teo đường mật hoặc giãn đường mật).

Trẻ bị vàng da nên tắm lá gì hiệu quả?

Trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh vàng da?

Các bé sinh non trước 37 tuần thường có nguy cơ mắc chứng vàng da sinh lý cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng.

Trẻ bị bầm tím trong khi sinh cũng là trường hợp dễ vàng da. Khi mẹ chuyển dạ và sinh nở tự nhiên ( cũng có vài trường hợp là sinh mổ tạo các vết bầm trên người bé. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc trẻ sơ sinh có vết bầm tím có nguy cơ cao mắc bệnh vàng da. Lúc này, mức độ bilirubin vượt ngưỡng bình thường.

Yếu tố nhóm máu cũng thường gặp, nhất là những mẹ có nhóm máu O hoặc Rh cũng khiến bé có nguy cơ vàng da sớm. Lúc này trẻ không tương thích với nhóm máu của mẹ và tạo ra kháng thể phá huỷ hồng cầu gây tăng đột biến nồng độ bilirubin.

Bú mẹ cũng khiến bé có nguy cơ vàng da. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì khi đã xác định là vàng da sinh lý thì sẽ không có vấn đề gì với bé. Sữa mẹ mang đến những lợi ích cực kỳ tốt vượt xa những bất lợi mà hiện tượng vàng da gây ra.

Mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả | Phụ Nữ & Gia Đình

Tổng kết

Trên đây là cách xác định bệnh lý vàng da, và cách phân biệt vàng da sinh hay vàng da bệnh lý một cách chi tiết nhất. Happy Party hy vọng đã mang đến cho bạn kiến thức bổ ích giúp bạn phân biệt được và bảo vệ cho con em của mình tránh bị bệnh lý về da.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách để Tạo bất ngờ cho người thân yêu vào ngày sinh nhật

Mua phụ kiện sinh nhật tại Vĩnh Phúc

Trang trí sinh nhật cho con cần chuẩn bị những gì